Gia công bình bồn bể Hợp khối ETM Hika Hệ thống xử lý nước thải sản xuất gạch

Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Ngày đăng: 24/02/2022
Đăng bởi: Admin
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật về chăn nuôi. Do đó, năng suất chăn nuôi còn thấp, chất thải ngành chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường không những là mầm mống bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Do đó việc xử lý nước thải chăn nuôi heo có vai tròng rất quan trọng và cấp thiết.
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật về chăn nuôi. Do đó, năng suất chăn nuôi còn thấp, chất thải ngành chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường không những là mầm mống bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Do đó việc xử lý nước thải chăn nuôi heo có vai tròng rất quan trọng và cấp thiết.
 
1 Giới thiệu về ngành chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi : là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và không khí.
 
2 Đặc tính nước thải chăn nuôi
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn là Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…những thông số này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính. Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển. Ngoài ra trong nước thải của trang trại chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.
Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một khối lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối, chlorua, SO42-… Các hợp chất hóa học trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy, đặc trưng ô nhiễm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
 

 
xử lý nước thải chăn nuôi
 
Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO2, H2O, NO2, NO3. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, Indol, Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.
 
Ngoài ra, nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo A.Kigirop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.
 
3  Kĩ thuật yếm khí – Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi thuộc loại giàu SS, COD, N, P, vì vậy để xử lý nước thải chăn nuôi kĩ thuật yếm khí luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Cũng như các quá trình sinh học khác, quá trình xử lý yếm khí dựa vào khả năng tự nhiên các hệ vi sinh yếm khí: Muốn phát triển về số lượng phải tiêu thụ (“ăn”) vật chất, “thức ăn” của chúng ở đây chính là các chất gây ô nhiễm (chủ yếu là hữu cơ), thì càng phát triển nhanh. Phải “ăn” càng nhiều nghĩa là xử lý càng tốt. Ở đây vi khuẩn là là tác nhân phát triển nhanh nhất sẽ là động lực chính. Quá trình phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp, bao gồm hàng trăm phản ứng và hợp chất trung gian, mỗi phản ứng được xúc tác bởi những enzym đặc biệt, với sản phẩm cuối là biogas (CH4 + CO2) -Thành phần khí (được gọi là biogas-khí sinh học).
 
 
 
 
 
Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0911 78 2236 hoặc tại website: moitruongetm.vn
 
Lĩnh vực hoạt động khác của Công ty môi trường ETM

  • Tags
Slide

090.699.5326