Gia công bình bồn bể Hợp khối ETM Hika Hệ thống xử lý nước thải sản xuất gạch

Dung môi pha sơn là gì? Phân loại, ứng dụng phổ biến

Ngày đăng: 11/12/2023
Đăng bởi: Admin

Dung môi pha sơn là một loại hóa chất phổ biến, từ sơn thông thường đến sơn đặc biệt. Chúng thường được sử dụng để làm giảm độ nhớt của sơn, tăng độ dày của lớp sơn và hỗ trợ quá trình thi công diễn ra một cách thuận lợi hơn. Vậy bạn đã biết dung môi pha sơn là gì, có những loại nào chưa? Hãy cùng ETM giải đáp thắc mắc trong nội dung dưới đây!

Dung môi pha sơn là gì?

Là một loại chất lỏng được dùng để pha trộn với sơn, tạo thành dung dịch sơn phù hợp với mục đích sử dụng. Chúng giúp điều chỉnh độ nhớt và độ đặc của sơn, tạo điều kiện cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn và giúp sơn có thể phủ đều lên bề mặt.

dung môi pha sơn là gì

Có nhiều loại dung môi khác nhau, tùy thuộc vào loại sơn và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng dung môi, cần tuân thủ các quy định an toàn và áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, vì dung môi này có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách.

Các loại dung môi pha sơn phổ biến

Acetone – C3H6O

Dung môi Acetone là một chất lỏng không màu, khả năng tan trong nước vô hạn và bay hơi nhanh. Thường được sử dụng để sản xuất sơn khô nhanh.

Các chất nitrocellulose, cellulose ether, cellulose acetate trong sơn tạo độ nhớt cao, Acetone giúp giảm độ nhớt cho sơn có chứa chúng.

Phái đẹp cũng biết đến Acetone là chất tẩy rửa sơn móng tay, ứng dụng trong ngành mỹ phẩm và sản xuất thuốc.

Bảo quản: Cần lưu trữ Acetone trong kho thoáng mát, tránh ánh nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay nhiệt độ cao trên 50°C.

Acetone

Xylene – C8H10

Xylene là chất lỏng không màu, không mùi, không tan trong nước.

Dung môi Xylene thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như sản xuất sơn, thuốc nhuộm, mực in, keo dán.

Bảo quản: Cần lưu trữ Xylene trong kho thoáng mát, tránh nguồn nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay nhiệt độ cao trên 50°C.

Xylene

Toluene – C7H8

Toluene là chất lỏng trong suốt, bay hơi nhanh và có khả năng hòa tan mạnh.

Dung môi Toluene thường được sử dụng để sản xuất chất tẩy rửa, keo dán và các sản phẩm tương tự.

Bảo quản: Cần lưu trữ Toluene trong kho thoáng mát, tránh nguồn nhiệt, nguồn điện dễ cháy nổ hay nhiệt độ cao trên 50°C.

Toluene

Diethylene Glycol – C4H10O3

Diethylene Glycol là chất lỏng không màu, có vị đắng, bay hơi nhanh, tan mạnh trong nước và có nhiệt độ sôi cao. Khi được pha loãng, có vị hơi ngọt.

Diethylene Glycol được sử dụng để sản xuất các chất hoá dẻo, chất hút ẩm cho sơn, trong ngành công nghiệp sản xuất sơn, thuốc nhuộm.

Dung môi Butyl Carbitol – C8H18O3

Butyl Carbitol là chất lỏng trung tính, trong suốt, độ nhớt thấp, bay hơi chậm và có thể trộn lẫn với nước và các dung môi hữu cơ.

Ứng dụng: Butyl Carbitol thường được sử dụng làm chất tăng độ chảy cho sơn, làm giảm hiện tượng bọt khí trên màng sơn.

Dung môi Dibutyl Phthalate

Dibutyl Phthalate tồn tại dưới dạng chất lỏng khan, trong suốt, gần như không màu. Có thể tan trong các dung môi hữu cơ thông thường và không tan trong nước.

Đối với các loại sơn phủ cellulose acetate butyrate, cellulose, Dibutyl Phthalate có tác dụng như chất hoá dẻo và chất phân tán.

Lưu ý khi lựa chọn dung môi pha sơn

Khi chọn dung môi, cần lưu ý một số tiêu chí sau đây vì chúng ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn sau khi pha trộn.

  • Tính chất hóa học: Dung môi cần phải phù hợp với thành phần hóa học trong sơn. Nếu không, sơn có thể bị lắng đọng, vón cục hoặc tạo ra các hiện tượng không mong muốn.

  • Độ tan: Độ tan quyết định khả năng pha loãng của sơn. Quá thấp có thể gây ra hiện tượng không pha loãng được, trong khi quá cao có thể tạo ra hệ nhũ không mong muốn.

  • Độ tinh khiết: Sử dụng dung môi tạp chất sẽ làm giảm chất lượng sơn sau khi pha, gây mất bóng, sai hệ màu và ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.

  • Độ phân cực: Ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của hoá chất. Dung môi phân cực hòa tan các chất phân cực, và ngược lại.

  • Tỷ trọng: Tỷ trọng khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi, thời gian khô và độ bóng của sơn. Sử dụng dung môi không phù hợp có thể gây bọt khí, bong bóng trên bề mặt sơn.

Tóm lại, mỗi loại dung môi pha sơn sẽ phù hợp với từng loại sơn khác nhau. Chính vì thế, việc lựa chọn đúng loại dung môi rất quan trọng để có được bề mặt sơn đạt chất lượng tốt và hoàn thiện nhất. Hy vọng với những nội dung ETM chia sẻ ở trên trên, Quý độc giả đã hiểu rõ hơn về các loại dung môi có sẵn trên thị trường và ứng dụng của từng loại. 

Có thể bạn quan tâm: Xử lý khí thải bụi sơn và những điều lưu ý cần biết

Slide

090.699.5326