Gia công bình bồn bể Hợp khối ETM Hika Hệ thống xử lý nước thải sản xuất gạch

Dung môi hữu cơ là gì? Phân loại, ứng dụng phổ biến

Ngày đăng: 11/12/2023
Đăng bởi: Admin

Dung môi hữu cơ là các hợp chất có thể tan hòa các chất hữu cơ khác mà không tạo thành phản ứng hóa học. Chúng thường có cấu trúc phân tử phức tạp, cung cấp môi trường lý tưởng cho các phản ứng hóa học diễn ra một cách hiệu quả. Các loại dung môi này đóng vai trò quan trọng trong các quy trình hóa học và sản xuất.

Khái niệm, phân loại  

Là các hợp chất hóa học chứa các nguyên tử carbon, giúp tan hoặc phân tán một hoặc nhiều chất khác. Chúng đã trở thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp từ cuối thế kỷ 19 thông qua ứng dụng trong khai thác dầu mỏ và than đá. Từ đó, dung môi hữu cơ đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như:

  • Tổng hợp hợp chất hữu cơ

  • Sơn, chất tẩy keo tổng hợp

  • Sản xuất mực in, nước hoa, thuốc trừ sâu

  • Dược phẩm

  • Làm sạch, tẩy dầu mỡ trên bề mặt và vật liệu như da, vải, sợi…

Các dung môi này thường tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt hoặc có màu, có khả năng hòa tan nhiều hợp chất như chất béo, dầu mỡ, sơn, cao su, vải, sợi… Đặc điểm quan trọng nhất của chúng là dễ bay hơi, có thể gây hại cho đường hô hấp nếu không được sử dụng đúng cách, đặc biệt là các chất benzen, toluen, VOCs.

Có nhiều cách phân loại dung môi hữu cơ, một số phân loại phổ biến như sau:

Theo tính chất vật lý:

  • Dung môi phân cực: Ethanol, Isopropyl alcohol (IPA)...

  • Dung môi không phân cực: Benzen, Toluen…

Theo mục đích sử dụng:

  • Dung môi tẩy rửa

  • Dung môi pha loãng

  • Dung môi làm khô

  • Dung môi chiết xuất.

Các loại dung môi hữu cơ phổ biến nhất

Dung môi Perchloroethylene

Perchloroethylene là loại dung môi cao cấp, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được tạo thành từ Tetrachloroethene, viết tắt là PCE, gồm 2 nguyên tố C kết hợp với 4 nguyên tố Cl.

Perchloroethylene

PCE là chất lỏng trong suốt, không màu, mang mùi nhẹ giống mùi Chloroform. Điểm đặc biệt của dung môi này là bay hơi nhanh nhưng không dễ cháy, thường được sử dụng rộng rãi trong công nghệ giặt khô. Nhờ khả năng bay hơi nhanh, PCE hiệu quả trong việc loại bỏ dầu mỡ và các vết sơn dính trên kim loại, phục vụ cho việc làm sạch nhanh chóng trong sửa chữa xe máy, ô tô và các phương tiện giao thông khác.

Dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate

Nonyl Phenol Ethoxylate gồm các nguyên tố hóa học C, H, O, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng và có mùi tương tự như phenolic.

Dung môi này tan trong nước ở mức độ nhất định nhưng tan hoàn toàn trong rượu. Nonyl Phenol có tính tẩy rửa dầu mỡ mạnh, được sử dụng để sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa khác. Ngoài ra, chúng còn được dùng để đánh bóng các vật liệu như gỗ, nhựa và đồ gia dụng.

Nonyl Phenol Ethoxylate

Dung môi Hexan

Hexan có công thức hóa học là C6H14, là hợp chất hữu cơ nằm trong nhóm ankan với các liên kết đơn. Dung môi Hexan tự nhiên là chất lỏng trong suốt, mang mùi thơm giống xăng.

Hexan

Dung môi này được sử dụng như chất dính, keo dán cho sản phẩm da như giày dép, áo da… Hexan cũng có khả năng tẩy rửa mạnh, được sử dụng để loại bỏ dầu mỡ trong sản phẩm dệt may, sơn.

Hexan cũng được dùng làm chất hòa loãng cho cao su để tạo hình sản phẩm dễ dàng hơn, vì tốc độ bay hơi rất nhanh.

Dung môi hữu cơ có độc không?

Dung môi hữu cơ mặc dù có nhiều ứng dụng trong đời sống, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua ba con đường: qua da, tiếp xúc hô hấp, hoặc nuốt.

  • Hấp thụ qua da là con đường chính, vì chúng dễ hòa tan trong lipid. Sự hấp thụ này phụ thuộc vào nồng độ dung môi, thời gian tiếp xúc và độ dày da

  • Tiếp xúc qua hô hấp cũng là một cách chúng xâm nhập, phụ thuộc vào tốc độ bay hơi của dung môi, tỷ trọng hơi, và thông khí phổi

  • Trường hợp nuốt phải xảy ra khi chúng ta không may nuốt nhầm dung môi, sau đó chúng được phân phối qua máu và lan rộng trong cơ thể, thường chuyển hóa chủ yếu qua gan.

Nhiễm độc dung môi hữu cơ có thể gây ung thư, nguy cơ độc thần kinh hay độc tính trên sinh sản.

  • Các loại dung môi có thể gây nguy hiểm như: Benzen, CCl4, Tricloetylen…

  • Các dung môi gây độc trên sinh sản: 2-ethoxyethanol, 2-metoxyetanol và metyl clorua…

  • Các dung môi gây độc trên thần kinh: n-hexan, tetrachloroethylene, toluen…

Trong số những loại này, ba loại nhiễm độc phổ biến nhất là:

  • Nhiễm độc Benzen: Là dung môi dạng lỏng, dễ bay hơi, có thể xâm nhập qua da và gây nhiều tác động độc hại như xung huyết niêm mạc miệng, giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, thần kinh, thiếu máu.

  • Nhiễm độc Toluen: Đã gây độc tính với một lượng nhỏ có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, ảo giác, mất cân bằng, ngất xỉu. Nhiều trong sơn nhà, keo dán và công nghệ in ảnh.

  • Nhiễm độc VOCs: Là các hợp chất dễ bay hơi, như xăng, dầu… Có thể gây ra co giật, chóng mặt, đau đầu, ngạt viêm phổi, sưng mắt…

Biện pháp phòng tránh nhiễm độc dung môi hữu cơ

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc trực tiếp với dung môi. Trong trường hợp cần thiết, sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay chống hóa chất và quần áo bảo hộ.

  • Tuân thủ quy định: Luôn tuân thủ quy định an toàn khi làm việc với hóa chất. Tránh để hóa chất tiếp xúc với da, quần áo, mắt. Trong trường hợp tiếp xúc với dung môi, cần xử lý kịp thời.

  • Bảo quản đúng cách: Bảo quản trong các thùng, can, tank đóng kín và chuyên dụng. Đậy nắp chặt sau khi sử dụng.

  • An toàn về mặt cháy nổ: Tránh đặt gần các thiết bị có nguy cơ cháy nổ, không để gần nguồn lửa hoặc các vật dễ gây cháy.

  • Xử lý và xả thải đúng cách: Không xả thải dung môi hữu cơ trực tiếp xuống hệ thống xử lý mà không qua xử lý trước. Dung môi sau khi sử dụng cần thu hồi và loại bỏ theo đúng quy trình.

    Xem thêm: Hệ thống xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ hiệu quả nhất

Hy vọng rằng thông tin về dung môi hữu cơ đã cung cấp giá trị và kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Để bảo vệ sức khỏe, hãy tuân thủ nghiêm các quy định và biện pháp an toàn khi làm việc với dung môi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ với ETM qua hotline 090.699.5326 để được tư vấn chi tiết! 


Slide

090.699.5326